Chuyển đến nội dung chính

10+ Làng Gốm Nổi Tiếng ở Việt Nam

 10+ Làng Gốm Nổi Tiếng ở Việt Nam 





Gốm nghệ thuật là một trong những phát minh quang trọng của ông cha ta. Nghệ thuật gốm đã tồn tại hàng ngàn năm và gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sự sáng tạo không ngừng của những nghệ nhân, gốm đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian sâu sắc.

Ở Việt Nam, có rất nhiều làng gốm nổi tiếng và vẫn giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật gốm, tồn tại suốt hàng ngàn năm nay. Để giúp quý vị có thêm những thông tin cần thiết về những làng gốm Việt Nam đó cũng như có thêm cái nhìn sâu sắc về đồ gốm, Gốm Nghệ Thuật xin được gửi đến quý vị bài viết Top 10+ Làng Gốm Nổi Tiếng ở Việt Nam.

 




Làng Gốm Bát Tràng – Làng Gốm Hà Nội Nổi Tiếng 

Làng gốm Bát Tràng có lẽ đã không còn xa lạ với những người con xứ Hà Thành. Trong quá khứ, làng gốm Bát tràng từng là một gò đát cao tọa lạc gần cạnh song, thuận tiện cho việc làm gốm và việc đi lại. Trải qua nhiều năm tháng, làng gốm Bát Tràng hiện nay vẫn lưu giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật gốm, những dòng men cổ, những sản phẩm gốm thủ công.





Bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người nghệ sĩ, từ miếng đất sét trắng đơn thuần đã trở thành những sản phẩm chất lượng, tinh xảo. Hiện nay, có tất cả hơn 600 cơ sở làm gốm tại Bát Tràng, chủ yếu là các hộ gia đình trong làng.

Làng Gốm Lái Thiêu – Làng Gốm Bình Dương Nổi Tiếng 

Làng gốm Lái Thiêu là sự kế thừa của gốm Cây Mai với những sản phẩm gốm gia dụng, mỹ nghệ chất lượng. Tuy nhiên, cái nét xưa cũ của Làng gốm Lái Thiêu đã không còn mà thay vào đó, là sự phát triển mạnh theo quy mô công nghiếp hóa với xu hướng thị trường. Thật đáng tiếc cho một nét văn hóa xưa cũ của nghệ thuật làm gốm tại Việt Nam





Làng Gốm Bắc Ninh 

Làng Gốm Phù Lãng 

Là một làng nghề gốm nổi tiếng bậc nhất tại Bắc Ninh, Làng gốm Phù Lãng là nơi vẫn lưu giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật làm gốm cho tới tận bây giờ. Tuy trải qua quá trình hình thành & phát triển song song với làng gốm Bát Tràng, những sản phẩm của làng gốm Phù Lãng lại chủ yếu là đồ gia dụng, chum, vại từ đất sét đỏ được tọa hình trên bàn xoay. Những năm gầm đây, nhờ tâm huyết của những người nghệ nhân nơi đây, làng gốm Phù Lãng đã và đang dần lấy lại danh tiếng vốn có. Tuy không đa dạng về mẫu mã như làng gốm Bát Tràng nhưng, làng gốm Phù Lãng cũng đã có những biếc tiến quan trọng và dần dần hồi phục được giá trị truyền thống cùng với sự phát triển những kỹ thuật hiện đại để thoát được sự suy thoái.








Làng Gốm Thổ Hà 

Làng gốm Thổ Hà phát triểng cùng giai đoạn với làng gốm Phù Lãng và Bát Tràng. Làng gốm Thổ Hà nổi tiếng với những sản phẩm gốm mộc phủ men da lươn và những mẫu hàng chủ yếu là chậu sành, lu… Những sản phẩm gốm của làng gốm Thổ Hà có những nét tương dồng với làng gốm Phù Lãng.







Làng gốm Chu Đậu – Hải Dương 

Làng gốm Chu Đậu là một trong những làng gốm xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam nhưng tiếc thay, làng gốm Hải Dương này đã suy tàn và không còn nữa. Tại một số bảo tàng ở Châu Âu vẫn còn lưu giữ những hiện vật của làng gốm Chu Đậu thời còn đỉnh cao. Qua đó, ta có thể thấy từ thời xa xưa, nghệ thuật gốm của Việt Nam đã vang danh thế giới với những mẫu sản phẩm chất lượng đến nhường nào.






Làng Gốm Cây Mai – Làng Gốm ở TP. Hồ Chí Mình 

Sản phẩm gốm ở làng gốm Cây Mai có nhiều nét đặc trưng riêng & có sự kết hợp giữa những sắc màu như nâu da lươn, xanh coban, xanh rêu trên nhiều sản phẩm và cũng là dòng gốm được du nhập vào Việt Nam do người Hoa di cư tới.






Cũng tương tự như nhiều làng gốm tại Việt Nam, làng gốm Cây Mai đã không còn nữa. Tuy vậy, quý vị vẫn có thể bắt gặp những sản phẩm gốm Cây Mai ở những bức tưởng tại một số ngôi chùa ở quận 5 – 6.

Làng Gốm Biên Hòa – Đồng Nai 

Sản phẩm gốm của làng gốm Biên Hòa là sự kết hợp giữ gốm Cây Mai & nghệ thuật trang trí của gốm nước Pháp với những mẫu sản phẩm như voi, trâu, con thú, tượng được khắc chìm, vẽ men kết hợp với màu đen tạo nên một kiệt tác tinh xảo.






Sản phẩm gốm Biên Hòa là loại xốp, có xương đất với màu ngà, được nung nhẹ trên lửa. Hiện nay, làng gốm Biên Hòa không còn giữ được phong độ đỉnh cao tuy rằng vẫn sản xuất & xuất khẩu sản phẩm theo đơn.

Làng Gốm Vĩnh Long 

Làng gốm Vĩnh Long sử dụng đát sét đỏ để tạo nên những sản phẩm gốm đặc trưng. Với đặc tính nhiễm phèn nên khi được đưa vào lò nung, sản phẩm gốm của làng gốm Vĩnh Long thường xuất hiện các vân trắng. Những sản phẩm gốm nghệ thuật của làng thường có kích thước tương đối lớn và phục vụ chủ yếu cho mục đích xuất khẩu.






Làng Gốm Phước Tích – Thừa Thiên Huế 

Dòng sản phẩm chủ chốt của làng gốm Phước Tịch là dòng gốm được sản xuất cho Hoàng tộc triều Nguyễn. Nguyên liệu làm gốm chủ yếu được làm từ đất sét có màu xám đen & sản phẩm thường là nồi đất, chậu, ấm…






Theo thời gian, làng gốm Phước Tích đã suy tàn. Các nhà chức trách đang cố gắng khôi phục lại làng gốm theo hướng sản xuất mỹ nghệ nhưng vẫn chưa gặt hái được thành công.

Làng Gốm Thanh Hà – Quảng Nam 

Nguyên liệu làm nên gốm của làng gốm Thanh Hà khá đặc biệt, tạo nên những sắc đỏ cam, nhẹ và xốp ở mỗi sản phẩm. Hiện nay, khi quý vị có dịp đến Quảng Nam và ghé thăm làng thì sẽ có thể thấy những sản phẩm gốm chủ yếu là tranh, đèn, tượng trang trí.




Làng Gốm Bàu Trúc – Bình Thuận 


Những sản phẩm gốm ở làng gốm Bàu Trúc được tạo tác hoàn toàn bằng tay và được nung bằng kĩ thuật khác hoàn toàn so với những sản phẩm gốm khác. Không nung gốm trong lò, những sản phẩm gốm ở làng gốm Bàu Trúc được nung ngoài trời, đốt bằng củi và phủ rơm với nhiệt độ khoảng 700 – 900°C.




 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội: Giới thiệu trên 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu

    (ĐCSVN) - Hơn 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu đến từ các làng nghề của Hà Nội được giới thiệu tại Triển lãm giúp công chúng có dịp thưởng lãm nét tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và độc đáo. Ngày 1/8, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành mây tre giang đan, guột cỏ tế, sừng mỹ nghệ năm 2024. Đây là sự kiện thứ ba trong chuỗi hoạt động Triển lãm chuyên đề được tổ chức tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô” năm 2024, tại số 176 Quang Trung (Hà Đông - Hà Nội).    Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) Hoàng Quân khai mạc Triển lãm. Ông Hoàng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), OCOP, công nghi...

Giai thoại về Bà Huyện Thanh Quan

      Cho đến nay, dân gian vẫn lưu truyền giai thoại giữa vua Minh Mạng với nhân vật nổi tiếng đương thời - bà huyện Thanh Quan về một chiếu chỉ của ông.     Trong thời kỳ làm Cung Trung Giáo tập, bà Thanh Quan do tài làm thơ và đức độ dạy học, rất được hoàng đế Minh Mạng tin dùng, quí mến. Vì thế, bà thường được nhà vua đàm luận thơ văn. “Hóm hỉnh” chê chữ viết của vua Theo Giai thoại văn học Việt Nam của Hoàng Ngọc Phách, một hôm nhân dịp chúc mừng một vị quan lớn của triều đình, vua Minh Mạng ban ơn bằng cách viết tặng hai chữ đại tự theo nghệ thuật thư họa. Viết xong, nhà vua đưa cho bà huyện Thanh Quan và hỏi: “Được không?”. Ngắm nét chữ “rồng bay phượng múa” của nhà vua, bà huyện Thanh Quan trả lời: Tâu bệ hạ, phúc tối hậu, thọ tối trường (nghĩa là phúc rất dày, thọ rất dài). Ban đầu, vua hơi ngơ ngác vì không hiểu ý; sau nhìn kỹ lại, ông bèn mĩm cười gật đầu. Thì ra nhà vua đã viết chữ Phúc béo phục phịch và chữ Thọ dài lêu đêu. Bà huyện Thanh ...

Bà Huyện Thanh Quan

  Bà Huyện Thanh Quan    Thanh Quan huyện phu nhân ; 1805 - 1848), tên thật là  Nguyễn Thị Hinh ); là một nữ thi sĩ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. [1]   Tiểu sử Nguyễn Thị Hinh là người Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội [2] . Một số tài liệu cho biết tên thật của bà là Ngô Thị Hinh. [3]  Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghi [4] (1804-1847), hiệu là Ái Lan, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bà đỗ cử nhân năm 1821, từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là một phần huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là  Bà Huyện Thanh Quan . Sau đó, bà bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại...