Chuyển đến nội dung chính

10 LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU GẠO THỦ CÔNG NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM

 10 LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU GẠO THỦ CÔNG NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM

 

Các làng nghề nấu rượu thủ công truyền thống của Việt Nam nằm rải rác khắp từ Bắc chí Nam và việc nấu rượu thủ công nhỏ lẻ thì cũng có ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Mặc dù nhiều nơi đã thay đổi, có mai một nhưng một số làng nghề truyền thống vẫn còn giữ được nghề của cha ông để lại và tiếp tục làm ra những Đặc sản Rượu vùng miền chất lượng hơn, an toàn hơn.

 




Hãy cùng deongang.com điểm qua Top 10 làng nghề nấu rượu gạo thủ công ở Việt Nam nhé:

 

  1. Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, rót ra chén sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng, hương vị thơm nồng, êm dịu, đậm đà. Rượu Mẫu Sơn là một loại rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn làm ra. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng ngàn năm từ gạo, nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm.

 

  1. Làng Vân – Bắc Giang (Bắc Ninh)
  2.  

Rượu Làng Vân được ví như dòng nước trong vắt, đẹp như nắng hạ, chỉ cần lắc nhẹ đã thấy sủi tăm rồi. Vào năm Chính Hòa thứ 24 (1703), vua Lê Hy Tông sắc phong cho sản vật Rượu này 4 mỹ từ Vân – Hương – Mỹ – Tửu. Rượu được nấu bằng nếp cái hoa vàng, men thuốc bắc và nghệ thuật nấu rượu tài tình, lâu đời của người dân Bắc Giang.

 

  1. Lạc Đạo – Hưng Yên

“Đất Lạc Đạo lưu linh say ngất
Rượu Nam bang đệ nhất là đây”.

 

Rượu Lạc Đạo có nồng độ cồn rất cao trên 45% vol, từng là sản vật tiến vua. Ngày nay, ai ghé qua Lạc Đạo cũng đều nhắc câu “uống rượu Lạc Đạo dễ lạc đường lắm”. Rượu Lạc Đạo là sự kết tinh men say của đất trời và tình cảm nồng ấm của con người Hưng Yên. Ở đây, nhiều người dân vẫn giữ cách nấu rượu truyền thống, đó là cách nấu “ba tòa“. Trong khi đó nơi khác lại sử dụng cách nấu kiểu “ruột mèo” hay còn gọi là “nấu bể”

 

Rượu Lạc Đạo, tiếng là ngon
Bao nhiêu tinh túy vẫn còn vẹn nguyên.
Men thuốc bắc, cha ông truyền
Thấm từng hạt gạo mộc tuyền trứ danh.
Hòa cùng dòng nước trong xanh,
Thiên nhiên khí hậu trong lành tinh khôi
Từng giọt hương vị đất trời,
Gửi niềm cảm xúc của người Hưng Yên




 

  1. Kim Sơn – Ninh Bình

Rượu Kim Sơn được chưng cất từ gạo nếp, men 36 vị thuốc bắc, nước giếng khơi. Rượu có vị ngọt, cay, thơm khiến người uống cảm nhận được sự ngọt ngào, ấm nồng tình cảo của con người vùng đất Cố Đô lịch sử

 

  1. Kim Long – Quảng Trị

Trong Đại Nam nhất thống chí đã viết Rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị là ngon hơn hết. Rượu thơm ngon vang tiếng một thời, được nhiều đời vua chúa, quan lại nhà Nguyễn tâm đắc vinh danh “Kim Long đệ nhất tửu”. Rượu Kim Long đã trở thành “món men nồng” được mệnh danh là “ Mỹ Tửu” của xứ Kim Long

 

  1. Làng Chuồn – Huế

Rượu Làng Chuồn là loại rượu do triều đình nhà Nguyễn tuyển chọn giống lúa tốt, giao cho dân làng trồng tỉa, thu hoạch, nấu thành rượu để tiến vào cung, phục vụ các dịp tế hưởng của triều đình. Hiện nay, Rượu Chuồn hay được ngâm với Minh Mạng thang, không chỉ là loại rượu quý về chất lượng, mà còn mang cả những giá trị di sản văn hóa vô hình của một vùng đất, khiến nhiều người phải mê đắm.

 

  1. Bàu Đá – Bình Định

Rượu Bàu Đá được đánh giá là loại ngon nhất, nặng nhất Việt Nam, 45-55% vol. Chuyện kể rằng ở Bình Định có một cái Bàu, trong bàu có nhiều đá và nguồn nước ở trong bàu dùng để nấu rượu lại cho ra những mẻ rượu thơm ngon khác thường.

 

  1. Gò Đen – Long An

Rượu Gò Đen cũng được nấu từ gạo nếp bằng phương pháp thủ công truyền thống, có hương vị độc đáo nhờ có cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu Gò Đen đã trở thành danh tửu nổi tiếng nhất vùng Nam Bộ

 

  1. Rượu Phú Lễ – Bến Tre

Rượu nếp Phú Lễ là một loại rượu thủ công có từ lâu đời, có hương vị nồng đậm, thơm ngon, uống rất êm mà không bị đau đầu. Rượu Phú Lễ đã trở thành danh tửu của vùng đất Nam Bộ, được vinh danh là “Ngự Tửu” cũng từng là sản vật tiến vua

 

  1. Xuân Thạnh – Trà Vinh

Rượu Xuân Thạnh là một trong 3 danh tửu nổi tiếng ở mảnh đất miền Tây Nam Bộ cùng với Rượu Phú Lễ và Rượu Gò Đen, với hương vị nồng nàn, ngọt ngào hấp dẫn và không gây khó chịu cho người lỡ vui quá chén. Rượu được chưng cất rất cầu kỳ, từ gạo nếp mùa truyền thống cùng với 14 loại men viên và 48 dòng nấm mốc gia truyền có hoạt tính đường hóa cao.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội: Giới thiệu trên 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu

    (ĐCSVN) - Hơn 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu đến từ các làng nghề của Hà Nội được giới thiệu tại Triển lãm giúp công chúng có dịp thưởng lãm nét tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và độc đáo. Ngày 1/8, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành mây tre giang đan, guột cỏ tế, sừng mỹ nghệ năm 2024. Đây là sự kiện thứ ba trong chuỗi hoạt động Triển lãm chuyên đề được tổ chức tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô” năm 2024, tại số 176 Quang Trung (Hà Đông - Hà Nội).    Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) Hoàng Quân khai mạc Triển lãm. Ông Hoàng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), OCOP, công nghi...

Giai thoại về Bà Huyện Thanh Quan

      Cho đến nay, dân gian vẫn lưu truyền giai thoại giữa vua Minh Mạng với nhân vật nổi tiếng đương thời - bà huyện Thanh Quan về một chiếu chỉ của ông.     Trong thời kỳ làm Cung Trung Giáo tập, bà Thanh Quan do tài làm thơ và đức độ dạy học, rất được hoàng đế Minh Mạng tin dùng, quí mến. Vì thế, bà thường được nhà vua đàm luận thơ văn. “Hóm hỉnh” chê chữ viết của vua Theo Giai thoại văn học Việt Nam của Hoàng Ngọc Phách, một hôm nhân dịp chúc mừng một vị quan lớn của triều đình, vua Minh Mạng ban ơn bằng cách viết tặng hai chữ đại tự theo nghệ thuật thư họa. Viết xong, nhà vua đưa cho bà huyện Thanh Quan và hỏi: “Được không?”. Ngắm nét chữ “rồng bay phượng múa” của nhà vua, bà huyện Thanh Quan trả lời: Tâu bệ hạ, phúc tối hậu, thọ tối trường (nghĩa là phúc rất dày, thọ rất dài). Ban đầu, vua hơi ngơ ngác vì không hiểu ý; sau nhìn kỹ lại, ông bèn mĩm cười gật đầu. Thì ra nhà vua đã viết chữ Phúc béo phục phịch và chữ Thọ dài lêu đêu. Bà huyện Thanh ...

Bà Huyện Thanh Quan

  Bà Huyện Thanh Quan    Thanh Quan huyện phu nhân ; 1805 - 1848), tên thật là  Nguyễn Thị Hinh ); là một nữ thi sĩ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. [1]   Tiểu sử Nguyễn Thị Hinh là người Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội [2] . Một số tài liệu cho biết tên thật của bà là Ngô Thị Hinh. [3]  Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghi [4] (1804-1847), hiệu là Ái Lan, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bà đỗ cử nhân năm 1821, từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là một phần huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là  Bà Huyện Thanh Quan . Sau đó, bà bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại...