Chuyển đến nội dung chính

Bà Huyện Thanh Quan

 Bà Huyện Thanh Quan  Thanh Quan huyện phu nhân; 1805 - 1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh); là một nữ thi sĩ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.[1]


 

Tiểu sử


Nguyễn Thị Hinh là người Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội[2]. Một số tài liệu cho biết tên thật của bà là Ngô Thị Hinh.[3] Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghi[4](1804-1847), hiệu là Ái Lan, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bà đỗ cử nhân năm 1821, từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là một phần huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Sau đó, bà bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình. Chồng bà làm quan trải đến chức Viên ngoại lang bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).

Dưới thời vua Minh Mạng,[5] bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.

Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn 4 con[6] về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.

Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích.[7]


Tác phẩm

Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Hàn luật. Hiện gồm những bài sau:

 

1.     1.Đèo Ngang.

  1. Thăng Long thành hoài cổ
  2. Qua chùa Trấn Bắc
  3. Qua đèo Ngang
  4. Chiều hôm nhớ nhà
  5. Tức cảnh chiều thu
  6. Cảnh đền Trấn Võ
  7. Cảnh Hương sơn


Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì 4 bài đầu là hoàn toàn chính xác của bà bởi có sự thống nhất từ tư tưởng đến phong cách nghệ thuật [8].


Nhận xét

Trích ý kiến của:

  • Giáo sư Dương Quảng Hàm:

Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện[9].

  • Giáo sư Thanh Lãng:

Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ[10].

  • Giáo sư Phạm Thế Ngũ:

Nhiều nhà phê bình đã đưa ra thuyết Bà Huyện Thanh Quan mang nặng tấm lòng thương tiếc nhà Lê, thuyết ấy không phải là vô căn cứ. Cái tâm trạng hoài Lê ấy, cũng là tâm trạng chung của nhiều nho sĩ Bắc Hà sau ngày thống nhất...Nhưng nói là nhớ tiếc cái chính trị của mấy ông vua thời Lê mạt thì không đúng. Bà hướng về một quá khứ mà có lẽ bà cũng không tường tận lắm, và bà cũng chưa thọ hưởng được ân huệ gì; nhưng đó là quá khứ của tiền bối, của gia đình...Vì thế thái độ hoài Lê của bà cũng như nhiều nho sĩ đồng thời không có tính cách chính trị, mà chỉ có tính cách tâm tình...

Về mặt nghệ thuật: chữ dùng khéo, chọn lọc, thích đáng, đối rất chỉnh, rất thần tình, ý hàm súc, lời trau chuốt, gọn, đẹp...Cho nên thơ bà rất được các nho gia xưa yêu chuộng, ngâm nga...

Thơ luật đời Nguyễn Sơ, ở tác phẩm của hai nữ sĩ là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan, như vậy quả đã tiến đến cao độ mỹ diệu. Thơ Hồ Xuân Hương thiên về Nôm mà bóng bẩy, duyên dáng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thiên về Hán mà thanh thoát, nhẹ nhàng. Hồ Xuân Hương đại biểu cho cái tinh thần trào phúng bình dân vươn lên thể hiện một hình thức bác học. Bà Huyện Thanh Quan đại biểu cho cái tinh thần tao nhã nho sĩ kết tinh lại, cùng với tinh túy của Đường thi...[11]

  • Giáo sư Nguyễn Lộc:

Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cái cảm giác vắng lặng và buồn bã. Cảnh bà miêu tả trong những bài thơ giống như những bức tranh thủy mặc, chấm phá...Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh, mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Do vậy, người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Thơ bà còn được chú ý vì một lẽ nữa, đó là nghệ thuật hết sức điêu luyện. Ở đó, niêm luật đều luật đều chặt chẽ mà không gây cảm giác gò bó, xếp đặt. Câu thơ của bà trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu...[12]

Hiện nay, tên bà được dùng để đặt tên cho nhiều đường phố và trường học trong khắp nước Việt Nam.


Giai thoại

Có nhiều giai thoại được kể về bà.


Sâm cầm Hồ Tây

Giữa thế kỷ 19, ở Nghi Tàm nổ ra cuộc đấu tranh chống lệ nộp chim sâm cầm, một đặc sản của vùng này, và người dân làm đơn thưa việc xách nhiễu của quan trên, sau đó vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng.[13] Theo Ngọc phả (ghi nhận công đức của những người có công với dân làng), thì chính Bà Huyện Thanh Quan đã thảo đơn cho dân gửi lên vua, nhưng vì phục tài đức của bà nên quan huyện Hoàn Long đã ỉm đi, dù có lệnh của quan trên, mà không bắt tội và truy xét.[14]

Thời điểm xảy ra việc này, có nơi ghi là năm 1870,[13] có nơi ghi chép là lệ cống chim sâm cầm có từ năm Tự Đức thứ 17 (1857), và đến năm Tự Đức thứ 24 mới được bãi bỏ.[15] Tuy nhiên, nếu theo các thời điểm đó thì giai thoại này không hợp lý, vì bà Huyện đã mất năm 1848, trước đó rất lâu.


Kẻo mai nữa già

Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn cho phép ly hôn bằng mấy câu thơ:

Phò cho con Nguyễn Thị Đào

Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?

Chữ rằng: Xuân bất tái lai

Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!

Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức bà huyện Thanh Quan.[16]


Làm trâu

Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này nhưng chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:

Người ta thì chẳng được đâu

"Ừ" thì ông Cống làm trâu thì làm.

Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.[17]

Ngoài ra, trong sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam của Thu Hằng còn có thêm vài cuộc đối đáp, đàm luận thi phú giữa bà với vua Minh Mạng.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội: Giới thiệu trên 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu

    (ĐCSVN) - Hơn 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu đến từ các làng nghề của Hà Nội được giới thiệu tại Triển lãm giúp công chúng có dịp thưởng lãm nét tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và độc đáo. Ngày 1/8, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành mây tre giang đan, guột cỏ tế, sừng mỹ nghệ năm 2024. Đây là sự kiện thứ ba trong chuỗi hoạt động Triển lãm chuyên đề được tổ chức tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô” năm 2024, tại số 176 Quang Trung (Hà Đông - Hà Nội).    Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) Hoàng Quân khai mạc Triển lãm. Ông Hoàng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), OCOP, công nghi...

Giai thoại về Bà Huyện Thanh Quan

      Cho đến nay, dân gian vẫn lưu truyền giai thoại giữa vua Minh Mạng với nhân vật nổi tiếng đương thời - bà huyện Thanh Quan về một chiếu chỉ của ông.     Trong thời kỳ làm Cung Trung Giáo tập, bà Thanh Quan do tài làm thơ và đức độ dạy học, rất được hoàng đế Minh Mạng tin dùng, quí mến. Vì thế, bà thường được nhà vua đàm luận thơ văn. “Hóm hỉnh” chê chữ viết của vua Theo Giai thoại văn học Việt Nam của Hoàng Ngọc Phách, một hôm nhân dịp chúc mừng một vị quan lớn của triều đình, vua Minh Mạng ban ơn bằng cách viết tặng hai chữ đại tự theo nghệ thuật thư họa. Viết xong, nhà vua đưa cho bà huyện Thanh Quan và hỏi: “Được không?”. Ngắm nét chữ “rồng bay phượng múa” của nhà vua, bà huyện Thanh Quan trả lời: Tâu bệ hạ, phúc tối hậu, thọ tối trường (nghĩa là phúc rất dày, thọ rất dài). Ban đầu, vua hơi ngơ ngác vì không hiểu ý; sau nhìn kỹ lại, ông bèn mĩm cười gật đầu. Thì ra nhà vua đã viết chữ Phúc béo phục phịch và chữ Thọ dài lêu đêu. Bà huyện Thanh ...