Chuyển đến nội dung chính

Hà Nội: Giới thiệu trên 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu

  

(ĐCSVN) - Hơn 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu đến từ các làng nghề của Hà Nội được giới thiệu tại Triển lãm giúp công chúng có dịp thưởng lãm nét tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và độc đáo.

Ngày 1/8, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành mây tre giang đan, guột cỏ tế, sừng mỹ nghệ năm 2024. Đây là sự kiện thứ ba trong chuỗi hoạt động Triển lãm chuyên đề được tổ chức tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô” năm 2024, tại số 176 Quang Trung (Hà Đông - Hà Nội).

 


 Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) Hoàng Quân khai mạc Triển lãm.

Ông Hoàng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành mây tre giang đan, guột cỏ tế, sừng mỹ nghệ năm 2024 trưng bày, giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo ngành mây tre giang đan, guột cỏ tế, sừng mỹ nghệ của các nghệ nhân, chuyên gia, nhà thiết kế trẻ trên địa bàn Hà Nội.

Triển lãm là nơi khuyến khích, định hướng cho tác giả thiết kế các sản phẩm vừa mang tính ứng dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành TCMN Hà Nội phát triển và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường; góp phần phát huy tiềm năng thế mạnh của Thủ đô trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo; nâng cao nhận thức của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội về thiết kế và công nghiệp văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; kết nối, mở rộng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức, các chuyên gia, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thiết kế và công nghiệp sáng tạo.

 Triển lãm có sự tham gia của các nghệ nhân, thợ giỏi, các cơ sở công nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội.




 Với quy mô khoảng 500m2, Triển lãm giới thiệu trên 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề sáng tạo và độc đáo.

 Trong khuôn viên Triển lãm, công chúng có dịp tìm hiểu nhiều công nghệ mới, các sản phẩm TCMN giàu tính sáng tạo của các làng nghề, cơ sở tiểu thủ công nghiệp của Thủ đô.

Lụa được sản xuất từ cây chuối theo công nghệ thân thiện với môi trường của một đơn vị tham dự giới thiệu. 



 Sản phẩm giấy sản xuất bằng công nghệ sạch từ cây chuối.




 Tranh thêu từ vải giàu tính mỹ thuật.



 Triển lãm giúp công chúng, những người quan tâm đến ngành mây tre giang đan, guột cỏ tế chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm TCMN có giá trị thẩm mỹ cao, có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực.



 Những sản phẩm mây tre đan làng nghề Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, Hà Nội được đánh giá cao về độ bền và tính thẩm mỹ. Từ những chiếc rổ, rá đơn giản đến những sản phẩm trang trí phức tạp, tất cả đều được làm thủ công tỉ mỉ, thể hiện sự kiên nhẫn và tài hoa của người thợ.



Sản phẩm sừng của làng Thụy Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội.


 Sản phẩm mỹ nghệ chất lượng cao hướng đến thị hiếu người tiêu dùng.


 Tranh mỹ nghệ - mẫu thiết kế mới, thể hiện sự tinh tế, giàu tính sáng tạo của nghệ nhân làng nghề Hà Nội.


 Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội không những mang giá trị nghệ thuật cao mà còn chứa đựng tâm hồn, tâm huyết và tài hoa của những người thợ thủ công.


 Thăm quan triển lãm, các doanh nghiệp, hộ sản xuất có dịp tìm hiểu các mẫu thiết kế mới, sáng tạo; tạo môi trường cung cấp thông tin, kết nối giao thương, trao đổi, giao dịch các sản phẩm TCMN mới giữa các nhà nhập khẩu, khách hàng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành TCMN.


 Những sản phẩm TCMN tiêu biểu của Hà Nội là niềm tự hào của người dân Thủ đô, phản ánh nền văn hóa và nghệ thuật truyền thống lâu đời ở vùng đất Thăng Long – Hà Nội. Chúng mang lại giá trị kinh tế, cũng như giúp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc. Triển lãm diễn ra trong tháng 8/2024, mở cửa từ 9 - 18h hàng ngày tại 176 Quang Trung (Hà Đông - Hà Nội).

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giai thoại về Bà Huyện Thanh Quan

      Cho đến nay, dân gian vẫn lưu truyền giai thoại giữa vua Minh Mạng với nhân vật nổi tiếng đương thời - bà huyện Thanh Quan về một chiếu chỉ của ông.     Trong thời kỳ làm Cung Trung Giáo tập, bà Thanh Quan do tài làm thơ và đức độ dạy học, rất được hoàng đế Minh Mạng tin dùng, quí mến. Vì thế, bà thường được nhà vua đàm luận thơ văn. “Hóm hỉnh” chê chữ viết của vua Theo Giai thoại văn học Việt Nam của Hoàng Ngọc Phách, một hôm nhân dịp chúc mừng một vị quan lớn của triều đình, vua Minh Mạng ban ơn bằng cách viết tặng hai chữ đại tự theo nghệ thuật thư họa. Viết xong, nhà vua đưa cho bà huyện Thanh Quan và hỏi: “Được không?”. Ngắm nét chữ “rồng bay phượng múa” của nhà vua, bà huyện Thanh Quan trả lời: Tâu bệ hạ, phúc tối hậu, thọ tối trường (nghĩa là phúc rất dày, thọ rất dài). Ban đầu, vua hơi ngơ ngác vì không hiểu ý; sau nhìn kỹ lại, ông bèn mĩm cười gật đầu. Thì ra nhà vua đã viết chữ Phúc béo phục phịch và chữ Thọ dài lêu đêu. Bà huyện Thanh ...

Bà Huyện Thanh Quan

  Bà Huyện Thanh Quan    Thanh Quan huyện phu nhân ; 1805 - 1848), tên thật là  Nguyễn Thị Hinh ); là một nữ thi sĩ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. [1]   Tiểu sử Nguyễn Thị Hinh là người Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội [2] . Một số tài liệu cho biết tên thật của bà là Ngô Thị Hinh. [3]  Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghi [4] (1804-1847), hiệu là Ái Lan, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bà đỗ cử nhân năm 1821, từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là một phần huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là  Bà Huyện Thanh Quan . Sau đó, bà bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại...